Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Gợi ý giải đề kiểm tra học kỳ II môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Trị



Ths Phan Trắc Thúc Định gợi ý giải chi tiết đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Trị

Ngày 26/4, các học sinh Quảng Trị tiến hành làm đề thi học kì 2 môn Văn. Đề thi môn Văn theo hình tự luận gồm 2 phần là Đọc hiểu và Làm văn, thời gian làm bài là 90 phút.

Ths Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, từng giảng dạy và chấm thi nhiều năm qua các kì thi THPT quốc gia môn Ngữ văn) gợi ý giải đề thi thử môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Quảng Trị để thầy cô và các em học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ việc dạy và học.

Mời bạn đọc tham khảo:


Đề kiểm tra học kỳ II môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Trị


Gợi ý đán án:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

Gợi ý đáp án: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2. Xác định nội dung của văn bản.

Gợi ý đáp án: (Với dạng câu hỏi xác định nội dung chính của văn bản, HS có thể dựa vào các cách sau: Đọc kĩ cả văn bản để xác định vấn đề chính; chú ý các câu chủ đề, câu chốt trong văn bản; hay các câu có tính chất lặp lại nhiều lần; chú ý nhan đề/ tiêu đề của văn bản (với các văn bản có nhan đề/ tiêu đề)...

Vậy với câu hỏi này HS có thể trả lời dựa theo đoạn văn khái quát chủ đề cho cả văn bản - đoạn văn (1): Những mùi thơm mộc mạc, chân chất, đặc trưng của làng quê tác giả.

Câu 3.Trong đoạn văn (3) tác giả đã nhắc đến những mùi thơm mộc mạc, chân chất nào?

Gợi ý đáp án: HS cần đọc kĩ đoạn văn (3), tránh nhầm sang các đoạn văn khác.

Trong đoạn văn (3) tác giả đã nhắc đến những mùi thơm mộc mạc, chân chất là: “mùi thơm hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ… giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm”

Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 đến 12 dòng nêu suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc gìn giữ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn ngắn (từ 10 đến 12 dòng); các câu có tính logic, diễn đạt rõ ràng, bám sát vào ý hỏi của đề yêu cầu.

2.Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả:

- Nêu vấn đề: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam. Thế hệ trẻ ngày nay cần trách nhiệm của trong việc gìn giữ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Triển khai vấn đề:

+ Đặt trong bối cảnh hiện nay – bối cảnh của sự hội nhập quốc tế sôi động, đổi mới và xây dựng đất nước, thì ý thức gìn giữ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ - một lực lượng đông đảo và hùng hậu luôn là vấn đề quan trọng, được cả xã hội đặc biệt quan tâm.

+ Thế hệ trẻ cần thể hiện trách trong việc gìn giữ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như: Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nêu cao tinh thần tự tôn, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp như: truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn, văn hóa lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, di sản, di tích lịch sử…; tiếp nhận những giá trị văn hóa nước ngoài cần có thái độ chọn lọc những yếu tố tích cực, gạn lọc những yếu tố tiêu cực, hòa nhập chứ không hòa tan…

- Đánh giá vấn đề: Gìn giữ bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cần xuất phát từ ý thức tự giác của mỗi người, của mỗi bạn trẻ; sau đó gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung tay, chung sức, chung lòng.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Đề bài: Khi bàn về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân, có ý kiến cho rằng, đó là người phụ nữ trơ trẽn, táo tợn, liều lĩnh; tuy nhiên, cũng có người khẳng định đó là nhân vật mang trong mình những nét đẹp phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam.

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận; diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu, viết chính tả chuẩn mực... diễn đạt rõ ràng.

2. Xác định yêu cầu của đề: Đây là dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về một tác phẩm văn học, cụ thể HS nêu suy nghĩ về những ý kiến bàn về một nhân vật trong một tác phẩm văn xuôi.

Dạng câu hỏi này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài. HS có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, luận điểm rõ ràng; bám sát văn bản.

*Cụ thể, dưới đây là một số gợi ý tham khảo:

A. Mở bài – nêu vấn đề của đề bài:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm: Kim Lân là một nhà văn có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này như: “Làng”, “Vợ nhặt”, “Con chó xấu xí”… Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.

Tác phẩm “Vợ nhặt” được trích từ tập truyện “Con chó xấu xí” là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về nạn đói khủng khiếp năm 1945 vừa là bài ca ca ngợi về vẻ đẹp tình người và khát vọng sống, niềm tin vào tương lai của người lao động nghèo.

- Điều đó được thể hiện rõ nét qua các nhân vật trong truyện, mà điển hình là người vợ nhặt. Về nhân vật này, có ý kiến cho rằng: “đó là người phụ nữ trơ trẽn, táo tợn, liều lĩnh”; tuy nhiên, cũng có người khẳng định đó là nhân vật “mang những nét đẹp phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam”.

Ths Phan Trắc Thúc Định giáo viên trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội


B. Thân Bài: Triển khai vấn đề theo các thao tác lập luận cụ thể:

1. Giải thích các ý kiến: Hai ý kiến trên cùng góp phần nhận xét về tính cách của nhân vật người vợ nhặt. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau... Những đặc điểm cơ bản trong tính cách trên gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật được nhà văn khắc họa đầy chân thực và cảm động:

2. Phân tích và chứng minh các ý kiến trên: HS có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng cần hiểu rõ:

+ Ý kiến thứ nhất: Cho rằng người vợ nhặt là một người phụ nữ “trơ trẽn, táo tợn, liều lĩnh”, vì nhìn từ bên ngoài, từ phần đầu của truyện qua việc theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe vài ba câu nói bông đùa, ăn bốn bát bánh đúc của thị...

Ở ý kiến này, nhìn người vợ nhặt ở góc độ bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận theo không người đàn ông – thành người “vợ nhặt”.

- Ý kiến thứ hai: Lại cho rằng người vợ nhặt là nhât vật “mang những nét đẹp phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam”, vì nhìn nhân vật này ở chiều sâu bên trong tâm hồn, nghiêng về góc độ nhìn nhận cô như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của cô ở phần sau của truyện. Ở cô có “những nét đẹp phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam” Cụ thể:

+ Sự “trơ trẽn” chỉ xuất hiện ở lớp tính cách phần đầu truyện; còn càng về sau (khi về làm dâu), trong sự bi thảm của nạn đói người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá của mình. Cô “nghiêng nón che mặt” và “tỏ vẻ ngượng nghịu” khó chịu khi bị soi mói trên đường về nhà với Tràng.

+ Thị về đến nhà Tràng, nhìn thấy “ngôi nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại”, thị “nén một tiếng thở dài”. Đây là tiếng thở dài ngao ngán, thất vọng nhưng cũng là sự chấp nhận, như sự ý thức được phận trách của mình đối với việc cùng chồng chung tay gây dựng gia đình.

+ Người đọc chợt nhận ra, bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, thị lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan và cũng giàu lòng tự trọng. Vào trong nhà, thị e thẹn, dè dặt “ngồi mớm” vào mép giường – (thế ngồi không ổn định nhưng cũng rất ý tứ).

+ Thị ý tứ, cung kính, lễ phép chào bà cụ Tứ (chào đến hai lần). Đây là hình ảnh đẹp của người con dâu rất mực thước trong quan hệ với mẹ chồng.

+ Sáng hôm sau, thị dậy rất sớm cùng mẹ chồng dọn dẹp, thu vén nhà cửa. Hơn ai hết, đến Tràng cũng cảm nhận đủ đầy sự thay đổi tuyệt vời ấy “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như những lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”.

+ Trong bữa cơm đầu đón nàng dâu: Dù bữa ăn chỉ có “niêu cháo lõng bõng, mỗi người được lưng hai bát đã hết nhẵn”, lại phải ăn cháo cám nhưng thị vẫn vui vẻ, bằng lòng. Thị đã làm cho không khí gia đình ấm cúng, thân thương hơn bao giờ hết.

+ Thị đã đem sinh khí, thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật chia cho người đói nữa đấy”. Sự hiểu biết này của thị như đã giúp Tràng giác ngộ về con đường phía trước mà anh sẽ lựa chọn…

3. Bình luận, đánh giá về các ý kiến

- Cả hai ý kiến nhận xét về phẩm chất của người vợ nhặt đều có nét đúng; đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau. Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất phẩm chất nhân vật.

- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa đoan, trong nhân vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên nhưng điều thứ hai mới là bản chất.

C. Kết bài: Đánh giá vấn đề

Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng

>>> Trọn bộ đề thi thử THPT quốc gia 2018: https://vietnammoi.vn/chu-de/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-2018.topic

Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng mới đây giúp các sĩ tử chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2018.

Từ ngày 26/4, Sở GD&ĐT Sóc Trăng bắt đầu tổ chức kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia năm học 2017-2018 cho toàn bộ học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.


Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng là cơ hội để học sinh có thể kiểm tra lại năng lực điểm của bản thân để cân nhắc, sắp xếp các thứ tự nguyện vọng xét tuyển để tỉ đỗ cao nhất. Ảnh minh họa: internet


Mở đầu kì thi, học sinh tiến hành làm đề thi cuối cấp môn Văn. Đề thi môn Văn theo hình tự luận gồm 2 phần là Đọc hiểu và Làm văn, thời gian làm bài là 120 phút.

Dưới đây là Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn kỳ 2 chi tiết để các sĩ tử luyện tập chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2018.



Đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng


Các sĩ tử hãy cùng chờ đón đáp án đề kiểm tra cuối cấp THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Sóc Trăng trong thời gian sắp tới nhé!

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Văn là cơ hội để các sĩ tử luyện đề, chuẩn bị tốt môn Văn - một trong ba môn bắt buộc trrong kì thi THPT quốc gia 2018.

Gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên

>> Tuyển tập bộ đề thi: https://vietnammoi.vn/chu-de/de-thi-thu-quoc-gia-mon-van-2018.topic

Ths. Phan Trắc Thúc Định gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên.

Ths Phan Trắc Thúc Định (giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội, từng có nhiềm năm kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi qua các kì thi THPT quốc gia môn Ngữ văn) gợi ý giải đề thi thử môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên để thầy cô và các em học sinh có thêm nguồn tư liệu tham khảo, phục vụ việc dạy và học.

Đề thi thử môn Văn Sở GD&ĐT Hưng Yên:


Đề thi thử môn Văn Sở GD&ĐT Hưng Yên


Gợi ý giải đề thi thử môn Văn của Ths Phan Trắc Thúc Định – GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội.

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Gợi ý đáp án: Thể thơ tự do

Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được thể hiện trong các câu thơ sau:

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ

Gợi ý đáp án: Các câu thơ trên có thể có nhiều biện pháp tu từ (như hoán dụ, so sánh, liệt kê...) tuy nhiên đề chỉ yêu cầu HS tìm và phân tích 01 biện pháp tu từ, nên HS chỉ cần nêu 01 biện pháp trong các biện pháp trên và nêu tác dụng hiệu quả:

Ví dụ: HS chỉ ra biện pháp tu từ so sánh, qua từ “như”; tác dụng nhằm gợi ra vẻ đẹp tâm hồn, bản lĩnh và sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ; giúp câu thơ giàu hình ảnh, biểu cảm và giàu sức biểu cảm hơn...

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Gợi ý đáp án: Những câu thơ trên khẳng định tinh thần quả cảm của những người lính trẻ - lứa tuổi mười tám, đôi mươi. Họ luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chiến đấu; không tiếc đời mình, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Họ là những con người vừa biết quý trọng tuổi thanh xuân, trai tráng; nhưng luôn biết đặt nhiệm vụ lớn lao mà Tổ quốc giao phó lên trên hết; họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân, vì trách nhiệm với dân tộc...

Câu 4: Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm đánh Mĩ?

Gợi ý đáp án: Đoạn thơ gợi lên nhiều vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm đánh Mĩ:

- Đó là bản lĩnh sống hiên ngang kiên cường bất khuất.

- Tinh thần lạc quan, luôn tin tưởng vào chiến thắng của dân tộc.

- Lòng quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hiến dâng, hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc khi cần. Đó là lòng yêu nước sắt son.

- Họ cũng là những người lính với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, trẻ trung, yêu đời...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.

Gợi ý đáp án:

a. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) - tránh viết quá dài hoặc quá ngắn. HS nêu được luận điểm rõ ràng, sử dụng các thao tác lập luận; có các dẫn chứng liên hệ phù hợp.

b. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả, làm sáng rõ vấn đề. Cụ thể HS có thể triển khai thành các ý cơ bản như sau:

- Nêu được vấn đề của đề bài – dẫn dắt từ nội dung của phần Đọc hiểu gợi cho em nhiều suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.

- Triển khai vấn đề: (HS có thể vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, cần nổi bật các ý cơ bản sau):

+ Giải thích được lối sống có trách nhiệm là gì: Là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội; hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm…

+ Phân tích biểu hiện và ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm:
Lối sống có trách nhiệm rất đa dạng, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình sau đó là với gia đình, xã hội. Không ngừng hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.
Sống có trách nhiệm là giúp cho mọi người rèn luyện tư chất bản thân và nâng cao kĩ năng sống, tinh thần trách nhiệm, làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, với gia đình và với chính bản thân mình.
Sống có trách nhiệm là biểu hiện của lối sống đẹp, giúp con người sống có ý thức, có bản lĩnh, có ước mơ, khát vọng; có trái tim nhân ái và giàu lòng vị tha...
Sống có trách nhiệm giúp mỗi người xác định được mục đích và phương hướng sống đúng đắn trong cuộc đời.
Sống có trách nhiệm không chỉ làm cho cuộc đời của mỗi chúng ta tốt đẹp mà còn làm cho mọi người xung quanh, cho xã hội tiến bộ phát triển hơn.

+ Bàn bạc, mở rộng vấn đề: đưa ra phản đề để phê phán: việc một số người có lối sống thiếu trách nhiệm, không có mục đích sống; sống thờ ơ vô cảm, buông thả, ăn chơi, đua đòi...

- Từ đó liên hệ thực tế, bài học cuộc sống của bản thân và rút ra thông điệp tích cực cho mình và mọi người.

Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12). Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ Văn 11) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

Gợi ý đáp án:

1. Yêu cầu hình thức: HS đảm bảo viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ; liên hệ so sánh phù hợp; dùng từ, đặt câu, viết chính tả chuẩn mực...

2. Xác định yêu cầu của đề:

- Yêu cầu cơ bản của đề là: Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12).

- Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh) là: Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ Văn 11) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

3. Yêu cầu nội dung: HS triển khai vấn đề nghị luận tập trung, hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý tham khảo:

A. Mở bài – nêu vấn đề của đề bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu; nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của “Chiếc thuyền ngoài xa”; từ đó dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: nhân vật Phùng trong truyện ngắn.

- Từ nhân vật Phùng cũng gợi nhiều liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng); qua đó ta thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ mà các nhà văn muốn gửi gắm.


Ths Phan Trắc Thúc Định – GV trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội.



B. Thân Bài: Triển khai vấn đề

(HS có thể triển khai thành nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các yêu cầu của đề)

1. Yêu cầu cơ bản của đề là: Cảm nhận về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12).

*HS có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật một số ý cơ bản như sau:

- Phùng là một người nghệ sĩ say mê công việc và có ý thức với nghề nghiệp, với công việc được giao. Để có được bức ảnh nghệ thuật ưng ý (theo yêu cầu của trưởng phòng), anh đã trở lại vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kì chống đế quốc Mĩ.

Phùng đã “phục kích” cả tuần, suy nghĩ và tìm kiếm mà chưa chụp được bức ảnh nào... Chứng tỏ Phùng là người không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng, tận tâm vì công việc.

- Phùng là người nghệ sĩ giàu cảm xúc và yêu cái đẹp. Khi phát hiện ra cảnh đẹp buổi sớm bình minh với con thuyền đẹp như mơ, như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”, Phùng đã rất xúc động, bối rối “trong tim như có cái gì bóp thắt vào”, anh thấy trào dâng trong mình niềm hạnh phúc tuyệt đỉnh... Trong khoảnh khắc hạnh phúc của người nghệ sĩ chân chính yêu cái đẹp ấy, anh tưởng chính mình khám phá thấy “cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, thấy “cái đẹp chính là đạo đức”...

Như vậy, Phùng chứng tỏ mình là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát bằng đôi mắt tinh tường, “nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần. Rồi anh bấm liên thanh một hồi hết phần tư cuốn phim, như muốn thu vào mình cái khoảnh khắc hạnh phúc ngập tràn...

- Phùng cũng là người giàu tình cảm, tình yêu thương con người. Anh thấy người đàn bà bị đánh, anh đã lao ra can thiệp. Dù rằng anh bị đánh trả, bị thương và phải đưa vào trạm y tế của tòa án huyện... nhưng rồi anh vẫn tìm mọi cách để giúp đỡ người đàn bà bị bạo hành ấy.

- Phùng là kiểu nhân vật nhận thức, nhân vật tự ý thức: anh ý thức được các hành động việc làm của mình, từ việc cảm nhận bức tranh thiên nhiên tuyệt bích, lẫn phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn đằng sau người đàn bà vùng biển có vẻ ngoài xấu xí. Và anh cũng đã dần nhận ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

- Để làm nổi bật những điều trên, nhà văn đã dùng nghệ thuật khắc họa nhân vật Phùng rất đặc sắc như: đặt nhân vật vào tình huống độc đáo để cho tính cách nhân vật bộc lộ; kết hợp lối tả thực với lối ngôn ngữ gợi cảm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên...

2. Yêu cầu nâng cao (phân loại thí sinh): Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch “Vũ Như Tô” – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ Văn 11) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

a. Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô:

+ Nhân vật Vũ Như Tô có nhiểu điểm giống với nhân vật Phùng.
Ông cũng là một nghệ sĩ có nhiều tài năng – người kiến trúc sư thiên tài và là người nghệ sĩ có tâm với nghề. Trải qua nhiều thăng trầm, ông đã sống và chết trong bi kịch của đời mình. Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua, nhưng về sau đã bị Đan Thiềm thuyết phục.

Trước nhan sắc và sự săn sóc “dịu dàng” của người cung nữ này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ồng Cả đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng để xây dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể “tranh tinh xảo với hoá công”, “bền như trăng sao”, đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế...
Tuy được viết vào hai bối cảnh xã hội khác nhau, văn hóa mà đối tượng tồn tại khác nhau; phong cách của hai nhà văn cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng họ đều có một điểm chung đã lật ra “lá bài của nghệ thuật”.

Qua hai nhân vật, các tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống, nếu nghệ thuật xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng thì chỉ đem lại bi kịch thảm khốc như của Vũ Như Tô hay cái nhìn phiến diện về cuộc sống của nghệ sĩ Phùng.

+ Tuy nhiên ở Vũ Như Tô có những điểm khác biệt với nhân vật Phùng.
Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn quân, đâu phải vì nhân dân. Hoài bão của Vũ Như Tô lãng mạn nhưng vô nghĩa.

Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiểm khuyên ông trốn đi, nhưng ông vẫn cho rằng "không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi”!.

Cả hai tác phẩm này đều xây dựng lên một nhân vật hết lòng đam mê nghệ thuật nhưng chỉ vì chưa thấy rõ sự đối lập mà dẫn đến những kết cục đáng buồn.

Nghệ sĩ Phùng đã thấy được mặt trái của sự việc và đã kịp thời sửa sai; nhưng Vũ Như Tô phải lấy cả cái giá của nghệ thuật để đổi bằng chính mạng sống của mình. Đó là kết quả tất yếu của cái nhìn đơn giản, hời hợt, xa rời thực tế của người nghệ sĩ.

b.Qua hai nhân vật, có thể rút ra những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ:

- Người nghệ sĩ cũng cần có tài năng, sự đam mê trong sáng tạo nghệ thuật.

- Người nghệ sĩ phải có tâm hồn nhạy cảm, biết yêu cái đẹp, biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp phong phú của con người và cuộc đời.

- Người nghệ sĩ cần giàu lòng yêu thương con người, trân trọng những số phận cảnh đời, biết nhìn đời bằng cái nhìn đa chiều, đa diện.

- Người nghệ sĩ cần có quan niệm nghệ thuật đúng đắn, tỉnh táo; phát hiện ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống; sống và viết có trách nhiệm với nhân dân, đất nước...

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang

Các học sinh lớp 12 có thể tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang có đáp án chi tiết dưới đây để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2018.

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 là những bước đệm để các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi lớn sắp tới

Theo Bộ GD&ĐT, phương thức tổ chức các môn thi, bài thi của Kỳ thi THPT quốc gia trong những năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017. Ngoài ra, nội dung thi THPT Quốc gia năm 2018 nằm trong chương trình lớp 12 và lớp 11.

Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai bài thi Khoa học tự nhiên (gồm các môn: Vật lí, Hóa, Sinh) hay bài thi Khoa học xã hội (gồm các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) cùng với 3 môn bắt buộc là Toán, Vật lí, Tiếng Anh để thi THPT quốc gia.


Đề thi thử THPT quốc gia 2018 của các trường THPT giúp học sinh lớp 12 có thể yên tâm học và ôn chuẩn bị cho kỳ thi này. Ảnh minh hoạ: internet


Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang theo hình thức trắc nghiệm khách quan, bao gồm 40 câu hỏi bao trùm nội dung kiến thức lớp 11 và 12. Thời gian làm bài của thí sinh là 50 phút.

Trước khi làm đề thi thử này, để có kết quả cao nhất, các em nên ôn lại một lượt kiến thức, sau đó làm bài thi nghiêm túc để có thể đánh giá được năng lực thật của bản thân, chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang:

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang










Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang


Dưới đây là đáp án chi tiết Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang, mời các sĩ tử tham khảo:

Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang
















Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa THPT chuyên Bắc Giang


Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Hóa là cơ hội để học sinh lớp 12 luyện tập các dạng câu hỏi, những kiến thức đã được học để biết được năng lực môn Tiếng Anh của mình, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Ngày 24/1, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố đề minh họa các môn kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Dựa trên đề minh họa này, các trường THPT soạn đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 các môn để học sinh lớp 12 có thể làm quen dần được với dạng đề thi.

Rất nhiều trường THPT, THPT chuyên và THPT chuyên trực thuộc các trường đại học đã tổ chức thi thử cho học sinh dựa trên đề minh họa của Bộ. Đây sẽ là nguồn đề thi thử THPT quốc gia 2018 để học sinh có thể thử sức mình, căn cứ vào đó để làm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị

Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị có đáp án mới đây giúp các sĩ tử chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2018.

Từ ngày 25/4, Sở GD&ĐT Quảng Trị bắt đầu tổ chức kỳ thi học kỳ 2 lớp 12 năm học 2017-2018 cho toàn bộ học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Sáng ngày 25/4, các học sinh tiến hành làm đề thi học kì 2 môn Toán. Đề thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm khách quan gồm 50 câu hỏi, thời gian làm bài là 90 phút.


Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 12 năm học 2017-2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị là cơ hội để học sinh có thể kiểm tra lại năng lực điểm của bản thân để cân nhắc, sắp xếp các thứ tự nguyện vọng xét tuyển để tỉ đỗ cao nhất. Ảnh: internet


Kết quả của kì thi học kỳ 2 này vừa là điểm học tập cuối kỳ của học sinh lớp 12, đồng thời là cơ hội để các em được thử sức thêm trong những thời gian đang làm hồ sơ đăng ký thi THPT quốc gia 2018. Từ đó có những cân nhắc, sắp xếp thứ tự nguyện vọng để tỉ lệ đỗ cao nhất vào các trường đại học, cao đẳng.

Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị, mời các sĩ tử tham khảo:


Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị






Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị


Dưới đây là đáp án Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị:

Đáp án Đề thi học kỳ 2 môn Toán lớp 12 năm 2018 Sở GD&ĐT Quảng Trị


Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán là cơ hội để học sinh lớp 12 luyện tập các dạng câu hỏi, những kiến thức đã được học để biết được năng lực môn Toán của mình, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Rất nhiều trường THPT, THPT chuyên và THPT chuyên trực thuộc các trường đại học đã tổ chức thi thử cho học sinh dựa trên đề minh họa của Bộ. Đây sẽ là nguồn đề thi thử THPT quốc gia 2018 để học sinh có thể thử sức mình, căn cứ vào đó để lầm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đồng thời, các nhà trường và học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn ôn tập của Bộ kết hợp với các đề thi minh họa, đề thi thử THPT quốc gia 2018 làm tài liệu tham khảo để dạy học và ôn tập trong năm học 2017 - 2018, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Các thí sinh có thể thử sức với Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh có đáp án dưới đây để chuẩn bị kiến thức, kĩ năng làm bài tốt hơn cho kì thi THPT quốc gia 2018 sắp tới.

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 là những bước đệm để các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi lớn sắp tới.

Từ ngày 26/4, Sở GD&ĐT Bắc Ninh bắt đầu tổ chức kỳ thi thử THPT quốc gia 2018 cho toàn bộ học sinh ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Chiều ngày 26/4, các học sinh tiến hành làm đề thi thử môn Toán. Đề thi môn Toán lần này theo hình trắc nghiệm, bao gồm 50 câu hỏi, thời gian làm bài là 90 phút.

Bên cạnh các môn bắt buộc như Toán, Văn, Anh, các thí sinh sẽ phải chọn một trong hai bài thi Khoa học tự nhiên (gồm các môn: Vật lí, Hóa, Sinh) hoặc bài thi Khoa học xã hội (gồm các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Công dân) vào những buổi thi tiếp theo.

Kì thi thử THPT quốc gia 2018 của Sở GD&ĐT Bắc Ninh được tổ chức giống với kì thi THPT quốc gia 2018 để các trường, học sinh, giáo viên chuẩn bị trước tâm thế chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới.


Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh là cơ hội để học sinh có thể kiểm tra lại năng lực điểm của bản thân để cân nhắc, sắp xếp các thứ tự nguyện vọng xét tuyển để tỉ đỗ cao nhất. Ảnh: internet


Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh, mời các sĩ tử tham khảo:

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh










Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh


Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh, mời các sĩ tham khảo:

Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán lần 2 Sở GD&ĐT Bắc Ninh




Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán là cơ hội để học sinh lớp 12 luyện tập các dạng câu hỏi, những kiến thức đã được học để biết được năng lực môn Toán của mình, chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Rất nhiều trường THPT, THPT chuyên và THPT chuyên trực thuộc các trường đại học đã tổ chức thi thử cho học sinh dựa trên đề minh họa của Bộ. Đây sẽ là nguồn đề thi thử THPT quốc gia 2018 để học sinh có thể thử sức mình, căn cứ vào đó để lầm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đồng thời, các nhà trường và học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn ôn tập của Bộ kết hợp với các đề thi minh họa, đề thi thử THPT quốc gia 2018 làm tài liệu tham khảo để dạy học và ôn tập trong năm học 2017 - 2018, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Gợi ý giải đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán Sở GD&ĐT Bến Tre

Dưới đây là Đề thi thử THPT quốc gia 2018 môn Toán Sở GD&ĐT Bến Tre có đáp án chi tiết được nhiều sĩ tử luyện tập để chuẩn bị tốt cho kì thi THPT quốc gia 2018.

Đề thi thử THPT quốc gia 2018 là những bước đệm để các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi lớn sắp tới.

Theo Bộ GD&ĐT, phương thức tổ chức các môn thi, bài thi của Kỳ thi THPT quốc gia trong những năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017. Ngoài ra, nội dung thi THPT Quốc gia năm 2018 nằm trong chương trình lớp 12 và lớp 11, năm 2019 bao gồm tất cả chương trình THPT như Bộ GD&ĐT đã thông báo từ năm 2016.

Thí sinh có thể lựa chọn một trong hai bài thi Khoa học tự nhiên (gồm các môn: Vật lí, Hóa, Sinh) hay bài thi Khoa học xã hội (gồm các môn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân) cùng với 3 môn bắt buộc là Toán, Vật lí, Tiếng Anh để thi THPT quốc gia

Dưới đây là đề thi thử môn Toán Sở GD&ĐT Bến Tre có đáp án chi tiết thí sinh tham khảo:











Đề thi thử môn Toán Sở GD&ĐT Bến Tre


Đề thi môn Toán Sở GD&ĐT Bến Tre có đáp án chi tiết


Dựa trên đề minh họa được Bộ GD&ĐT công bố, các trường THPT soạn đề thi thử THPT quốc gia năm 2018 các môn để học sinh lớp 12 có thể làm quen dần được với dạng đề thi.

Rất nhiều trường THPT, THPT chuyên và THPT chuyên trực thuộc các trường đại học đã tổ chức thi thử cho học sinh dựa trên đề minh họa của Bộ. Đây sẽ là nguồn đề thi thử THPT quốc gia 2018 để học sinh có thể thử sức mình, căn cứ vào đó để lầm hồ sơ đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đồng thời, các nhà trường và học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn ôn tập của Bộ kết hợp với các đề thi minh họa, đề thi thử THPT quốc gia 2018 làm tài liệu tham khảo để dạy học và ôn tập trong năm học 2017 - 2018, chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Gợi ý giải phần Tiếng Anh trong đề thi đánh giá năng lực mẫu của ĐH Quốc Gia TP HCM

Ths. Phan Điệu - giảng viên Đại học Hà Nội, người tư vấn luyện thi đại học lâu năm gợi ý giải chi tiết phần Tiếng Anh trong đề thi đánh giá năng lực mẫu của Đại học Quốc gia TP HCM.


Từ năm 2018, ĐH Quốc gia TP HCM bắt đầu tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của kỳ thi này được sử dụng như một phương án tuyển sinh vào ĐH Quốc gia TP HCM trong năm nay.



Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP HCM


Để chuẩn bị cho Kỳ thi Đánh giá năng lực diễn ra vào tháng 7/2018, ĐH Quốc Gia TP HCM đã đưa ra đề thi mẫu có cấu trúc gồm 3 phần: Phần 1 (Ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh); Phần 2 (Toán học, phân tích số liệu) và Phần 3 (Giải quyết vấn đề) trong thời gian 150 phút.

Dưới đây Ths. Phan Điệu - giảng viên ĐH Hà Nội đưa ra gợi ý giải chi tiết cho đề phần Ngôn ngữ Tiếng Anh (20 câu) trong đề thi mẫu này.

Theo nội dung kiến thức đưa ra trong đề thi mẫu, Ths. Phan Điệu khuyên các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực năm 2018 cần ôn luyện thật kỹ kiến thức trong chương trình phổ thông, tập trung vào kiến thức từ vựng - ngữ pháp để "hạ gục" các câu hỏi khó ở các phần kiểm tra sử dụng ngữ pháp (Proper Grammar Usage); phát hiện lỗi sai (Error Identification) và viết lại câu sao cho nghĩa không đổi (Sentence Comprehension).

Đồng thời, các thí sinh cần đọc thêm tài liệu nhiều chủ đề khác nhau và luyện nhiều đề đọc hiểu nội dung nhằm quen với các dạng câu hỏi, kết hợp nhuần nhuyễn chiến thuật đọc lướt (Skimming), đọc quét (Scanning), đọc kỹ (Reading Closely) và phán đoán (Guessing) để tránh "bẫy" trong các câu hỏi.

20 câu hỏi phần Ngôn ngữ Tiếng Anh trong đề thi thử 2018 đánh giá năng lực mẫu của ĐH Quốc gia TP HCM như sau:







Đề thi mẫu kì thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM Phần Tiếng anh (Nguồn: ĐH Quốc gia TP.HCM )


Ths. Phan Điệu gợi ý giải 20 câu phần Ngôn ngữ Tiếng Anh nói trên như sau:

1.2. TIẾNG ANH

Question 21 - 25 (Proper Grammar Usage)

Directions: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank. Blacken your choice on your answer sheet.

21. The cutting or replacement of trees in many places in the city __________ arguments recently.

A. has caused B. have caused C. are creating D. created

--> A. has caused

- Nhìn qua 4 phương án lựa chọn liên quan đến thì của động từ

- Trong câu xuất hiện recently: (adv) gần đây, mới đây --> dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại hoàn thành --> Loại C, D.

- Mặt khác, chủ ngữ của câu The cutting or replacement of trees có liên từ nối OR, thì theo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ trong tiếng Anh thì động từ được chia theo chủ ngữ gần nhất --> Chọn đáp án A do động từ được chia theo chủ ngữ replacement

22. __________ places in our city are heavily polluted.

A. Much B. Mostly C. All of D. Many

--> D. Many

- Danh từ theo sau vị trí cần điền là 1 danh từ số nhiều: places --> loại được A do Much không đi với danh từ đếm được, và B do Mostly là (adv): (= mainly, generally): Chủ yếu là, thường là

- Loại tiếp được C do đối với all of + danh từ mang tính xác định, tức thường có 'the' trước danh từ đó

- Chỉ còn lại đáp án đúng là D: Many + plural N

23. There were __________ negative comments on Tom’s post that he had to remove it.

A. too much B. so many C. some of D. plenty

--> B. so many

- Cách 1: Dựa vào cấu trúc so... that: quá... đến nỗi mà

S + V + so + many/few + plural / countable noun + that + S + V

- Cách 2: Trong trường hợp không biết cấu trúc trên thì vẫn chọn được phương án đúng dựa theo suy luận để loại trừ phương án sai như sau:

+ negative comments là danh từ số nhiều --> loại ngay được A

+ Loại tiếp được C do some of + danh từ mang tính xác định, tức thường có 'the' trước danh từ đó

+ Loại tiếp D do plenty + OF: mới mang nghĩa là Nhiều (số lượng, khối lượng)

24. His mother is__________ mine, but he is younger than me.

A. more old than B. old as C. not as older as D. older than

--> D. older than

- Dựa theo ngữ pháp, loại được ngay phương án A do old là tính từ ngắn --> không dùng more old để so sánh hơn kém

- Loại tiếp được B, C do không đúng cấu trúc của so sánh ngang bằng:

S + tobe/V + as + adj/adv + as + Noun/Pronoun

25. You’re driving __________! It is really dangerous in this snowy weather.

A. carelessly B. careless C. carelessness D. carefulness

--> A. carelessly

- Vị trí cần điền là adv để bổ nghĩa cho drive (v) --> chỉ có đáp án A

Thạc sỹ Phan Điệu - Giảng Viên ĐH Hà Nội gợi ý giải chi tiết cho đề Phần Tiếng Anh trong đề thi mẫu


Question 26 - 30 (Error Identification)

Directions: Each of the following sentences has ONE error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

26. There were too many participants in the event, so each of them were asked just one question.

--> D. were -> was

- Theo sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ trong tiếng Anh thì danh từ số nhiều/đại từ số nhiều đứng sau “each of” đều hợp với động từ số ít, với ý nghĩa: một cá thể trong số đó.

27. Mary works as a journalist for a magazine that specializes in man’s clothes and footwear.

D. man's clothes and footwear --> men's clothes and footwear

- Sử dụng cấu trúc "men's + N" để nói về các sản phẩm sở hữu bởi "nam giới". Không sử dụng dạng số ít "man" trong tình huống này.

28. Timmy’s pet dog is so lovely. It always wags it’s tail to greet him whenever he comes home.

--> B. it's -> its

- Dùng sai hình thức sở hữu

- Phận biệt it's và its

+ it's = it is hoặc it has

+ its: là một tính từ sở hữu, đi kèm với 1 danh từ

29. I love traveling. I wish to visit the Europe some day in a near future.

--> C. the Europe -> Europe

- Không dùng the trước trước tên các lục địa, tỉnh, tiểu bang, thành phố: Europe, Florida

30. Do not read comics too often. Its pictures and short texts do not help to develop your language skills.

--> B. Its -> Their

- Pictures ở câu thứ 2 là của comics - danh từ số nhiều, do đó phải dùng tính từ sở hữu số nhiều là their

Question 31 - 35 (Sentence Comprehension)

Directions: Which of the following best restates each of the given sentences? Find it and blacken your choice on your answer sheet.

31. I may buy a piece of land as a way of saving for my old age.

A. To save for my old age, I am advised to buy a piece of land.

B. It is possible that I will save for my old age after buying a piece of land.

C. After I have saved for my old age, I will buy a piece of land.

D. To save for my old age, I am likely to buy a piece of land.

--> D. To save for my old age, I am likely to buy a piece of land.

- Câu gốc dùng động từ khuyết thiếu may: dùng diễn tả một khả năng có thể xảy ra hay không thể xảy ra

+ Loại A bởi buy a piece of land xuất phát từ ý kiến, suy nghĩ của chủ ngữ "I" mà không phải là từ người khác tác động

+ Loại B, do không hợp nghĩa

+ Loại C, do không hợp nghĩa

+ Chọn D do dùng be likely to: có lẽ, có thể gần nghĩa nhất với may ở câu gốc

32. Linda was awarded the first prize in swimming.

A. Linda won the first prize in swimming.

B. Linda was chosen to award the first prize in swimming.

C. Linda will win the first prize in swimming.

D. Linda joined a swimming contest and tried to win the first prize.

--> A. Linda won the first prize in swimming.

- Câu gốc mang nghĩa là: Linda được trao giải nhất trong cuộc thi bơi lội.

= Linda giành được giải nhất trong cuộc thi bơi lội

+ Chọn A: Hợp lý về nghĩa nhất

+ Loại B: Do bản thân Linda là người thi đấu và giành giải chứ không phải người khác đề cử

+ Loại C: Sự việc đã xảy ra rồi, không phải tương lai Linda mới thắng giải

+ Loại D: Do Linda đã thi đấu và giành giải không phải đang tham gia giải đấu

33. Timmy seems to be smarter than all the other kids in his group.

A. Timmy is as smart as all the kids in his group.

B. All the other kids in Timmy’s group are certainly not as smart as him.

C. Other kids are smart, but Timmy is smarter than most of them.

D. It is likely that Timmy is the smartest of all the kids in his group.

--> D. It is likely that Timmy is the smartest of all the kids in his group.

- Câu gốc: Timmy dường như thông minh hơn tất cả những đứa trẻ trong nhóm mình.

= Timmy là người thông minh nhất trong số đó.

+ Loại A: Do không hợp nghĩa

+ Loại B: Do câu gốc dùng seem: có vẻ, dường như -> tức không chắc chắn

+ Loại C: Câu gốc dùng all: toàn bộ, chứ không phải most of: đa số

34. When I was sick, my best friend took care of me.

A. I had to look after my best friend, who was sick.

B. I was sick when I cared for my best friend.

C. I was cared for by my best friend when I was sick.

D. My best friend was taken care of by me when getting sick.

--> C. I was cared for by my best friend when I was sick.

- Câu gốc: Khi tôi bị bệnh, bạn thân đã chăm sóc tôi.

+ Loại A: Do khác đối tượng với câu gốc: tôi bị ốm không phải bạn tôi ốm

+ Loại B: Không hợp nghĩa

+ Chọn C: Hợp nghĩa

+ Loại D: không hợp nghĩa. My best friend was taken care of by me when getting sick -> Đây là câu lược chủ ngữ -> Câu đầy đủ sẽ là: My best friend was taken care of by me when she (= my best friend) got sick.

35. The doctor told Jack, “You cannot go home until you feel better.”

A. The doctor did not allow Jack to go home until Jack felt better.

B. The doctor advised Jack to stay until Jack felt better.

C. The doctor does not want Jack to go home because Jack is not feeling well now.

D. The doctor asked Jack to stay at home until Jack felt better.

--> B. The doctor advised Jack to stay until Jack felt better.

- Bác sĩ nói với Jack "Anh không thể về nhà cho đến khi khỏe lại." -> Đây là một lời khuyên.

Question 36 - 40 (Passage Comprehension)

Read the passage carefully.

At home, I used to suffer enough with my husband who is a heavy smoker. Now, I am delighted that smoking is going to be banned in the majority of enclosed public spaces in Britain from July this year. In fact, I cannot wait for the ban to arrive. When hanging out, I am fed up with sitting in pubs with my eyes and throat hurting because of all the tobacco smoke in the air. As soon as I leave the pub I always find that my clothes and hair stink of cigarettes, so the first thing I do when I get home is have a shower.

It is not my problem if smokers want to destroy their own health, but I hate it when they start polluting my lungs as well. Passive smoking is a real problem, as a lot of medical studies have shown that non-smokers who spend a long time in smoky environments have an increased risk of heart disease and lung cancer.

It is ridiculous when you hear smokers talking about the ban taking away their ‘rights’. If they are in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the street and have one. What is wrong with that? It will certainly be a bit inconvenient for them, but maybe that will help them to quit.

Lời dịch gợi ý:

Ở nhà, tôi đã từng chịu đựng đủ với chồng tôi - một người nghiện hút thuốc. Bây giờ, tôi vui mừng rằng hút thuốc sẽ bị cấm ở phần lớn các không gian công cộng khép kín ở Anh từ tháng Bảy năm nay.

Thực tế, tôi không thể đợi cho đến khi lệnh cấm này có hiệu lực. Khi đi chơi, tôi chán ngấy với việc ngồi trong quán rượu với mắt và cổ họng bị tổn thương do khói thuốc nghi ngút. Ngay sau khi rời quán rượu, tôi luôn thấy quần áo và tóc có mùi thuốc lá, nên điều đầu tiên tôi làm khi tôi về nhà là tắm.

Đó chẳng phải là vấn đề của tôi nếu những người hút thuốc muốn phá hủy sức khỏe của chính họ, nhưng tôi ghét khi họ bắt đầu làm nhiễm độc phổi của tôi. Hút thuốc thụ động là một vấn đề thực sự, nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng những người không hút thuốc tiếp xúc một thời gian dài trong môi trường khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư phổi.

Thật là nực cười khi bạn nghe người hút thuốc nói về lệnh cấm này sẽ lấy đi “quyền” của họ. Nếu họ đang ở trong một quán rượu và họ cảm thấy thèm thuốc, rõ ràng họ vẫn có thể ra ngoài đường và hút một điếu. Có vấn đề chăng? Chắc chắn sẽ có một chút bất tiện với họ, nhưng có lẽ điều đó sẽ giúp họ cai thuốc.

Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.

36. What is the passage mainly about?

A. Reasons British people suggest the government to ban smoking in public places.

B. How British people oppose the smoking ban in enclosed public spaces.

C. A personal view on British smoking ban in enclosed public areas.

D. Harmful effects of smoking on second-hand smokers in the family.

--> Dạng câu hỏi đọc lấy ý chính đoạn văn: cách làm bài đọc đoạn đầu, vì đây là phần nói lên ý chính của cả bài: "At home, I used to suffer enough with my husband who is a heavy smoker. Now, I am delighted that smoking is going to be banned in the majority of enclosed public spaces in Britain from July this year."

- Đoạn văn trên do chủ thể "I" viết, bày tỏ ý kiến của mình về việc hút thuốc lá bị cấm ở Anh.

37. According to paragraph 2, what does the writer say about smokers?

A. They have risks of heart disease. B. They will certainly have lung cancer.

C. She does not care about their health. D. They have polluted lungs.

--> (2) " It is not my problem if smokers want to destroy their own health, but I hate it when they start polluting my lungs as well. Passive smoking is a real problem, as a lot of medical studies have shown that non-smokers who spend a long time in smoky environments have an increased risk of heart disease and lung cancer."

38. According to the passage, what can be inferred about the writer’s attitude toward the smoking ban?

A. She thinks it might be helpful to smokers. B. She feels sorry for heavy smokers.

C. She thinks it is unnecessary. D. She expresses no feelings.

--> Đoạn cuối nói lên thái độ, quan điểm của người viết về việc cấm hút thuốc: "It is ridiculous when you hear smokers talking about the ban taking away their ‘rights’. If they are in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the street and have one. What is wrong with that? It will certainly be a bit inconvenient for them, but maybe that will help them to quit." (Chắc chắn sẽ có một chút bất tiện với họ, nhưng có lẽ điều đó sẽ giúp họ cai thuốc.)

39. In paragraph 1, what is the word stink closest in meaning to?

A. smell unpleasantly B. cover fully C. pack tightly D. get dirty

- " As soon as I leave the pub I always find that my clothes and hair stink of cigarettes, so the first thing I do when I get home is have a shower."

Dựa vào ngữ cảnh có thể thấy, khi rời quán rượu, chủ thể 'I' luôn cảm thấy quần áo và tóc... thuốc lá, vì vậy việc đầu tiên mà chủ thể 'I' làm khi về nhà là tắm.

-> Có thể suy ra quần áo và tóc của chủ thể 'I' có mùi khó chịu của thuốc lá

40. In paragraph 3, what does the word one refer to?

A. need B. pub C. cigarette D. street

"If they are in a pub and they feel the need for a cigarette, obviously they will still be able to go outside in the street and have one."

- One ở đây là một đại từ và nó thay thế cho danh từ số ít đã được đề cập trước đó nhằm tránh lặp lại nhiều lần danh từ đó làm cho câu trở nên nặng nề.

- Danh từ trước one trong bài đọc là 'a cigarette'.


Ôn thi đại học môn Ngữ Văn: bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến

Đề thi về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thường xuất hiện trong các đề thi thử THPT quốc gia và ôn thi Đại học môn Văn. Trong bài viết hôm ...